Ý NGHĨA VÀ CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ CỦA VÒNG BI

 

1. Ý nghĩa về kích thước:

– Đối với vòng bi chỉ có 3 số cuối thì số cuối cùng chỉ đường kính trong của vòng bi (D<20mm).

– Hai con số sau cùng chỉ chỉ đường kính trong của vòng bi có từ 00-99 (20mm< D <5000mm)

– Ví dụ : vòng bi có ký hiệu 2315

Ta sẽ lấy trị số hai chữ số sau cùng x với 5 : Ta có 15×5 = 75mm

Có nghĩa là đường kính trong là 75mm (đường kính lỗ vòng bi)

 Vòng bi 304

Trị số 4 x 5 = 20mm. Đường kính trong là 20mm

Như vậy từ 04 trở lên đều sẽ nhân với hệ số 5. Còn lại từ 04 trở xuống có ký hiệu đặc biệt.

00 : 10mm

01 : 12mm

02 : 15mm

03 : 17mm

2. Ý nghĩa về chịu tải :

 Con số thứ 3 từ phải sang trái:

1 hoặc 7  chịu tải rất nhẹ
2 Chỉ tải nhẹ
3 Chỉ tải trung bình
4 Chỉ tải nặng
5 Chỉ tải rất nặng
6 Chỉ tải trung bình như 3 nhưng dầy hơn
8-9 Chỉ tải rất rất nhẹ; 814, 820, 914

3. Ý nghĩa phân loại:

 Con số thứ tư từ phải sang trái chỉ loại vòng bi có từ 0-9  

 

0    Chỉ loại bi tròn 1 lớp
1    Chỉ loại bi tròn hai lớp
2    Chỉ loại bi đũa ngắn 1 lớp
3    Chỉ loại bi đũa ngắn hai lớp
4    Chỉ loại bi đũa dài 1 lớp
5    Chỉ loại bi đũa xoắn
6    Chỉ loại bi đũa tròn chắn
7    Chỉ loại bi đũa hình côn
8    Chỉ loại bi tròn chắn không hướng tâm
9

   Chỉ loại bi đũa chắn

 4. Ý nghĩa về kết cấu:

 Số thứ 5 từ phải sang trái       

3 Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, vòng chặn trong không có gờ chắn
4 Giống như 3 nhưng vòng chặn có gờ chắn
5 Có 1 rănhx để lắp vòng hãm định vị ở vòng chắn ngoài
6 Có 1 long đen chặn dầu bằng thép lá
8 Có hai long đen chặn dầu bằng thép lá
9

Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, ở vòng trong có 1 vành chặn các con lăn

 Ví dụ đọc thông số của vòng bi có ký hiệu 60304

–          Đường kính vòng trong 04×5 = 20mm

–          Chịu tải trọng trung bình

–          Bi tròn một lớp

–          Có 1 long đen chặn dầu bằng thép lá

Chú ý : Đối với vòng bi chỉ có 3 số cuối thì số cuối cùng chỉ đường kính trong của vòng bi (D<20mm)

         Ví dụ : 678 thì d=8mm, chịu tải nhẹ, loại bi tròn chắn

 5. Khe hở vòng bi :

  Kích thước cổ trục  Bi cầu mới Bi trụ mới     Bi cũ cho phép
20-30 0.01-0.02     0.03-0.05 0.1
30-50 0.01-0.02 0.05-0.07 0.2
55-80 0.01-0.02 0.06-0.08 0.2
85-120 0.02-0.03 0.08-0.1 0.3
130-150 0.02-0.03 0.10-0.12

0.3

6. Khe hở bạc :

Đường kính cổ trục     Khe hở giữa trục và vòng bạc   
<1000 v/p            >1000 v/p  
Tiêu chuẩn    Cho phép      Tiêu chuẩn   Cho phép
18-30 0.040-0.093 0.1 0.06-0.118 0.12
30-50 0.05-0.112 0.12 0.075-0.142 0.15
50-80 0.065-0.135 0.14 0.095-0.175 0.18
80-120 0.08-0.16 0.16 0.12-0.210 0.22
120-180 0.100-0.195 0.20 0.150-0.250 0.30
180-260 0.120-0.225 0.24 0.180-0.295 0.40
260-360 0.140-0.250 0.26 0.210-0.340 0.5
360-500 0.170-0.305 0.32 0.250-0.400 0.6

Tốc độ quay của vòng bi là gì? Giới hạn tốc độ quay vòng bi tính ra sao?

Một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá và lựa chọn vòng bi chính là tốc độ quay của nó. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ của cả toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất. Vậy yếu tố này thật chất là gì? Và giới hạn của tốc độ quay vòng bi được tính như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ những thắc mắc này.

 

Tốc độ quay của vòng bi là gì?

Tốc độ quay của vòng bi chính là sự thể hiện được số vòng quay trên một thời gian nhất định. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ quay chính là sự gia nhiệt cũng như lực ma sát từ hoạt động quay gây nên. Trường hợp nhiệt độ vượt quá mức quy định thì lực ma sát sẽ càng tăng cao, tăng nhanh khiến cho tốc độ quay giảm xuống.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ quay của vòng bi có thể kể đến là:

– Chất liệu tạo nên vòng bi: chất liệu chính là một yếu tố quan trọng khiến cho nhiệt độ vòng bi tăng nhanh hay chậm khi quay. Chính chất liệu tạo nên sự liên kết chặt hay lỏng lẻo khiến cho tốc độ quay cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nhất là vòng bi phải hoạt động nhiều trong môi trường nóng bức do là bộ phận bên trong máy, nên nhiệt độ tăng khá nhanh so với những bộ phận khác.

– Dầu/ mỡ bôi trơn: dầu hay mỡ bôi trơn chuyên dụng giúp cho máy hoạt động nhanh hơn, tốc độ quay cũng vì thế mà hoạt động tốt hơn, có thể đạt được mức quay tối đa trong thời gian nhất định.

– Công suất hoạt động của máy móc: với mỗi loại máy thì trên thông số kĩ thuật sẽ có ghi về công suất và khả năng giới hạn của máy. Theo đó, hoạt động của máy cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vòng bi và tốc độ quay của nó. Do đó cần chú ý đến thông số này của máy móc sản xuất.

 

– Nhiệt độ lan tỏa: tùy thuộc vào thời gian hoạt động mà nhiệt độ vòng bi sẽ khác nhau. Tuy nhiên khi máy quay ở tốc độ cao thì nhiệt độ cũng tăng mạnh. Thông thường nhiệt độ chỉ dao động tầm 120 – 130 độ F, đây là nhiệt độ phổ biến khi vòng bi quay ở tốc độ bình thường. Tuy nhiên bạn cần đo lường và trừ hao nhiệt độ bên trong, vì nhiệt độ trên chỉ là ở vỏ ngoài của vòng bi.

Giới hạn tốc độ quay của vòng bi được tính như thế nào?

Giới hạn tốc độ của vòng bi phụ thuộc vào những yếu tố kết hợp đó là khả năng quay tròn mà không làm tăng nhiệt độ trong thời gian nhất định.

Trường hợp vòng chặn có phần nắp chắc chắn thì giới hạn tốc độ quay sẽ còn chịu ảnh hưởng của bề mặt nắp đậy do tiếp xúc trực tiếp, và yếu tố thứ hai đó chính là khả năng chịu lực của mỡ dầu chuyên dụng.

Tốc độ quay giới hạn của vòng biến đổi phụ thuộc vào loại vòng bi, kích thước, độ chính xác khi lắp đặt, chất liệu loại mỡ dầu và phương pháp bôi trơn, đặc điểm và khối lượng của chất bôi trơn, loại và vật liệu của vòng cách, và không thể không kể đến điều kiện chịu lực tải của vòng bi.

Do đó khi tính đến giới hạn tốc độ quay của vòng bi, người sử dụng nên chú ý đến những yếu tố kể trên, và được tính dựa trên khả năng không tăng nhiệt khi quay với số vòng tối đa trên giới hạn thời gian hoạt động của máy.

Lưu ý khi sử dụng vòng bi để không vượt mức giới hạn tốc độ quay:

– Không sử dụng vòng bi vượt quá mức giới hạn tốc độ quay của vòng bi vì rất dễ gây hư hỏng và không thể sửa chữa.

– Chú ý đến những thông số của máy, của từng bộ phận cấu thành và của riêng vòng bi, ngoài ra cũng cần chú ý đến lượng dầu mỡ tra vào máy.

– Nên hoạt động ở thời gian hợp lí, không nên để máy hoạt động quá lâu, quá công suất.

– Nên kiểm tra định kì để xem tuổi thọ của vòng bi có còn như lúc đầu không.

– Hạn chế gây tác động đến máy khi máy đang chạy, vòng bi đang quay.

– Không để bụi bẩn bám quá nhiều, đặt ở môi trường sạch, thoáng, không quá thay đổi nhiệt độ đột ngột.

– Trường hợp máy quá nóng có thể phun ít nước để làm hạ nhiệt độ xuống, lưu ý chỉ xịt dạng phun sương chứ không nên dùng vòi xịt trực tiếp vào vòng bi, vì dễ gây hư hỏng. Ngoài ra có thể dùng quạt để giúp dịu bớt nhiệt độ khi máy đang hoạt động.

Những lưu ý trên không chỉ giúp cho tốc độ quay giới hạn của vòng bi được giữ ở mức cân bằng, đảm bảo máy móc hoạt động tốt mà còn có thể tăng hiệu quả trong công việc của bạn.

Cần lưu ý khi mua vòng bi, nên mua sản phẩm chính hãng với thông số kĩ thuật rõ ràng, tem mác theo đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng mua nhằm hàng giả sẽ dễ hư hỏng, gây cháy nổ khi máy quay ở tốc độ quá giới hạn.

Vòng bi Đũa là gì?

Tìm hiểu về vòng bi đũa: gồm bao nhiêu loại, thiết kế cũng như cách tháo lắp, sử dụng phù hợp cho loại máy nào nhé!

Vòng bi công nghiệp có đa dạng chủng loại, mẫu mã và trọng tải chịu lực. Ngoài ra về cấu tạo kĩ thuật chúng cũng có nhiều thể loại khác nhau. Trong số đó, vòng bi đũa có thể là các tên bạn thường hay nghe nhắc đến bên cạnh những loại vòng bi kim, vòng bi cầu… Để hiểu rõ hơn về loại vòng bi đũa, chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại, thiết kế cũng như cách tháo lắp, sử dụng phù hợp cho loại máy nào nhé!

 

 

Vòng bi (bạc đạn) đũa là gì?

Đây là một trong các loại vòng bi công nghiệp, đều được sử dụng và có công dụng giúp cho hoạt động quay trong các loại máy sản xuất phục vụ trong công nghiệp. Ngoài ra vòng bi còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhằm giúp giảm trọng tải, giúp quá trình sản xuất, vận hành hiệu quả và đỡ phải chịu lượng nhiệt quá cao.

Vòng bi đũa có thiết kế như thế nào?

Không giống với các loại vòng bi thông thường, ổ đũa vòng bi được thiết kế nhằm để thực hiện chức năng chịu lực lớn và hoạt động được với tốc độ cao.

Vòng bi đũa có cấu tạo với đũa trụ, một số loại còn có ổ kim (cũng là một dạng của ổ đũa), có thiết kế vành trong, vành ngoài và trục tiếp xúc phù hợp với sức chịu lực hướng kính, tuy nhiên lại hạn chế đối với sức tải dọc trục. Đây là vòng bi chịu lực hướng tâm, ứng dụng chủ yếu cho những hoạt động cần tốc độ cao.

Hiện nay đối với vòng bi đũa còn có thiết kế mới đó là thiết kế EC với dạng hình học. Hình dạng này giúp tăng khả năng chịu lực dọc trục, khắc phục được hạn chế vừa nêu ở trên đối với bạc đạn đũa truyền thống. Ngoài ra thiết kế mới này vòng bi còn có thể dễ dàng hơn trong công đoạn bôi trơn bằng mỡ hoặc dầu chuyên dụng. Đặc trưng của thiết kế mới này là không có vòng cách giữa hai vành trục, thay vào đó có nhiều con lăn hơn nên chịu được trọng tải cao hơn và tốc độ tốt hơn nữa.

Phân loại vòng bi đũa

Với thiết kế chung cho các dạng vòng bi đũa là như vậy, tuy nhiên trong loại vòng bi đũa vẫn có những loại khác nhau. Hiện nay vòng bi đũa có 2 loại như sau:

– Vòng bi đũa 1 dãy: đây được xem là dạng bạc đạn đũa có thiết kế đơn giản nhất trong các loại vòng bi chống ma sát trong công nghiệp. Được thiết kế với những bộ phận gọn nhẹ và hoàn toàn dễ tháo lắp, nên được ứng dụng nhiều trong trục tay lái, trong ô tô, mô tơ điện hoặc các thiết bị gia dụng trong gia đình…

– Vòng bi đũa 2 dãy: thiết kế khác hơn với vòng bi đũa 1 dãy ở cấu tạo chủ yếu ở độ dày của các vành. Loại này có vòng cánh mỏng, hai loại vành trong và ngoài tách bạch riêng với nhau. Vòng bi công nghiệp dạng đũa 2 dãy được dùng nhiều trong các máy công cụ, máy gia công cần sự chính xác và tốc độ nhanh, mạnh. Do đặc điểm đặc trưng của loại này đó là thiết kế có tiếp xúc theo đường thẳng nhiều hơn loại 1 dãy.

 

Cách tháo lắp vòng bi đũa

Một trong những cách để vòng bi được sử dụng lâu bền và hoạt động tương thích với máy chính nhờ vào cách tháo lắp vòng bi vào máy. Dựa theo những tiêu chuẩn kĩ thuật thì việc tháo lắp đòi hỏi phải tuân thủ do đây là chi tiết máy, có ảnh hưởng đến hoạt động quay nên việc tháo lắp sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Khi tháo lắp thì những người có kinh nghiệm hoặc nắm vững quy trình lắp đặt sẽ thực hiện rất nhẹ nhàng, không cần dùng nhiều lực. Do đó cần chú ý các vấn đề sau khi tháo lắp vòng bi đũa:

– Đọc kĩ hướng dẫn của vòng bi.

– Thực hiện đúng với trình tự được hướng dẫn, không nên bỏ qua các bước nhỏ.

– Kiểm tra kĩ các cách thiết kế và sự tương thích trước khi cho vận hành máy.

– Đảm bảo tra dầu hoặc mỡ đúng cách.

Nếu không tuân thủ những chỉ dẫn kĩ thuật thì trong quá trình tháo lắp và sử dụng vòng bi đũa có thể gây ra những thiệt hại như gây hao tốn điện năng do lượng nhiệt tỏa ra quá nhiều vì lắp sai, bôi dầu mỡ không đúng loại khi lắp máy gây tăng ma sát khi máy quay, các bộ phận trong máy không tương thích gây nên trạng thái tăng nhiệt nặng nề khi hoạt động, năng suất máy bị giảm và làm tổn hao tuổi thọ của các bộ phận khác trong máy…

Mua vòng bi đũa ở đâu?

Nên tìm các địa chỉ uy tín để mua sản phẩm vòng bi, vì nguồn gốc sản xuất cũng như tiêu chuẩn chất lượng cần được tuân thủ theo các tiêu chuẩn đặt ra như tiêu chuẩn ISO, BS, JIS… . Các thương hiệu vòng bi đũa được ưa chuộng như: ZWZ, NTN, NSK, KOYO, NACHI, SKF, TIMKEN… được nhiều người dùng ưa chuộng

Tại Hải Phòng hãy đến với ZWZ Khang Ninh , bạn sẽ dễ dàng tìm mua được vòng bi công nghiệp chính hãng với giấy chứng nhận xuất xứ rõ ràng, cũng như sự tư vấn để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất.

Liên hệ tại địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP HÙNG ANH

  • Địa chỉ:Khu NV3-07. KDT Rose Town . 79 Ngọc Hồi. Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai. Thành Phố Hà Nội
  •  Tel: 02437.757.425
  • Hotline: 0906.118.319 – 0906.235.099
  • Website: zwz.com.vn
  • Email: info@hunganhzwz.com.vn

CÁCH PHÂN LOẠI VÒNG BI -BẠC ĐẠN

 

1.    VÒNG BI CẦU MỘT DÃY – BẠC ĐẠN CẦU MỘT DÃY
Ký hiệu quốc tế của loại Vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 6.
Ví dụ: 6306 ( Sau dãy số chó chữ ZZ là ký hiệu nắp sắt, 2RS hoặc LLU ký hiệu nắp cao su)

Vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy là loại ổ bi phổ biến nhất. Chúng được sử dụng rất rộng rãi. Rãnh mặt lăn trên cả hai vòng đệm trong và ngoài đều có cung bán kính lớn hơn một chút so với bi. Ngoài tải hướng kinh, ổ còn chịu được tải hướng trục trên hai hướng. Do mô men quay thấp nên chúng rất phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao và tổn hao năng lượng thấp.
Ngoài các bạc đạn  ổ bi loại mở, những ổ bi này thường có nắp chắn bảo vệ bằng thép hay bằng cao su trên một hoặc cả hai bên và được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ. Tương tự, đôi khi vòng định vị cũng được dùng ở ngoài. Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng phổ biến nhất.

1.   VONG BI – BẠC ĐẠN  MAGNETO
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 7.
Ví dụ: 7206 ( Sau dãy số vòng bi có Chữ A, B, C sẽ tương đương với các góc tiếp xúc khác nhau 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ  và 40độ)
Loại này có kết cấu tương tự vòng bi – bạc đạn cầu, song rãnh trong của vòng bi loại này nông hơn một chút so với vòng bi cầu. Vì vòng bi ngoài chỉ có duy nhất một vai ở một bên nên có thể tách vòng ngoài ra khỏi vòng bi. Như thế sẽ dễ lắp hơn. Thông thường, người ta cho hai ổ bi như vậy được ghép thành một cặp để sử dụng.
Vòng bi magneto là loại ổ nhỏ có đường kính lỗ từ 4 đến 20mm và thường được dùng cho các mehêtô loại nhỏ, con quay hồi chuyển, dụng cụ chính xác,…. Loại này thường sử dụng vòng cách chịu lực bằng đồng.
Vòng bi cầu đỡ chặn – bạc đạn cầu đỡ chặn
Vòng bi – bạc đạn loại này (còn có tên là vòng bi tiếp xúc góc), có khả năng chịu tải hướng tâm và hướng trục theo một hướng. Lực được truyền qua vòng bi này theo 4 loại góc (gọi là góc tiếp xúc): 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ  và 40độ. Góc tiếp xúc càng lớn, trọng tải hướng trục càng cao. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cố tốc độ cao, người ta vẫn ưa chuộng các góc tiếp xúc nhỏ hơn. Thường thì, người ta ghép cặp hai vòng bi loại này và khe hở giữa chúng được điều chỉnh cho thích hợp với các yêu cầu chịu tải cũng như độ cứng vững của cụm ổ trục.
Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với ổ bi chính xác cao có góc tiếp xúc nhỏ hơn 30o người ta thường sử dụng vòng cách bằng nhựa pôlamit.

2.   CỤM VÒNG BI GHÉP CẶP – CỤM BẠC ĐẠN GHÉP CẶP
Kí hiệu quốc tế của loại vòng bi – bạc đạn này thường có 4 chữ số cơ bản,bắt đầu từ số3 hoặc 5
Ví dụ: 5206  (tương đương 3206)
Tổ hợp hai vòng bi hướng tâm được gọi là cụm vòng bi kép, và thường chúng được tạo thành từ ổ bi tiếp xúc góc hoặc ổ đũa côn. Ngoài ra, ta có thể tạo thêm những tổ hợp khác như đối mặt, có mặt vòng ngoài tiếp xúc với nhau (loại DF), giáp lưng (loại DB) hay cả hai mặt trước cùng nhìn về một hướng (loại DT). Ổ bi đôi DF và DB đều có khả năng chịu tải hướng kính và tải hướng trục theo cả hai hướng. Người ta sử dụng loại DT khi có một tải hướng kính lớn trên một hướng và nên đặt tải lên mỗi ổ bi bằng nhau.
3.    VÒNG BI TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY
Về cơ bản, vòng bi – bạc đạn tiếp xúc góc hai dãy thực ra là hai vòng bi tiếp xúc góc một dãy được lắp giáp lưng vì chúng chỉ có một vòng trong và một đệm ngoài, mỗi vòng đều có hai mặt rãnh lăn. Chúng có thể được tải hướng trục trên cả hai hướng.
4.     VÒNG BI TIẾP XÚC 4 ĐIỂM – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC 4 ĐIỂM
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường bắt đầu bằng cụm chữ QJ.
Ví dụ: QJ206
Vòng trong và vòng ngoài của loại này có thể tách rời riêng rẻ bởi vì vòng trong được chia nữa trên mặt phẳng xuyên tâm. Chúng chỉ chịu được tải hướng trục từ hai hường. Vòng bi có góc truyền lực (góc tiếp xúc) 35o. Người ta thường dùng một vòng bi loại này để thay thế cho hai vòng bi đỡ chặn ghép giáp mặt hay giáp lưng, để chịu tải trọng dọc trục của kết cấu.
Vòng cách gia công bằng đồng được sử dụng rất phổ biến.
5.   VÒNG BI CẦU TỰ LỰA – BẠC ĐẠN CẦU TỰ LỰA
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 chữ số chính bắt đầu từ số 1 hoặc 2. Ví dụ 1209; 2207.
Vòng bi – bạc đạn loại này có hai dãy bi cầu, vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có một mặt lăn hình cầu với tâm mặt cầu trùng với trục của ổ. Do đó, trục của vòng trong, bi và vòng cách có thể xoay quanh tâm này mà không gây ra ứng lực phụ tải nào. Điều này cho phép vòng bi có thể làm việc trong điều kiện có sự lệch trục giữa mặt trụ của vòng trong và vòng ngoài một góc nhỏ (lỗi gia công, hoặc và lắp ráp. Vì vậy, chúng có tên là vòng bi tự lựa. Loại ổ bi này thường có thể có lỗ côn dùng để lắp ráp bằng cách sử dụng ống lót côn.
6.   VÒNG BI ĐŨA – BẠC ĐẠN ĐŨA
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường được bắt đầu bằng các chử N, NU, NJ, NUP, NF, NNU, tiếp theo là 3 hoặc 4 chữ số.
Ví dụ: NU206, NJ207, NF306, NNU2215.
Trong ổ loại này, con lăn hình trụ tiếp xúc trên một đường thẳng với mặt lăn. Chúng có thể chịu được tải trọng hướng kính rất lớn và phù hợp với vận tốc cao.
Có nhiều loại thiết kế khác nhau: NU, NJ, NUP, N và NF dành cho ổ một dãy và NNU, NN dành cho ổ hai dãy, phụ thuộc vào thiết kế hay gờ cạnh.
Tất cả vòng ngoài và trong đều có thể tách rời riêng biệt.
Một số vòng bi đũa – bạc đạn đũa không có gờ ở vòng trong hoặc vòng ngoài, cho nên các vòng đó có thể di chuyển tương đối với nhau theo hướng dọc trục. Những vòng bi này thường được sử dụng vào chức năng ổ tự do. Các vòng bi đũa có vòng trong hoặc vòng ngoài có hai gờ và vòng còn lại có một gờ, sẽ có khả năng chịu tải hướng trục theo một hướng. Vòng bi đũa – bạc đạn đũa hai dãy có độ cứng vững hướng tâm rất cao và chủ yếu được dùng cho các trục chính của máy công cụ chính xác.
Vòng này làm bằng thép dập hay đồng thau gia công liền khối, thường được dùng cho loại ổ này. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng sử dụng vòng cách đúc bằng polymit


7.    VÒNG BI KIM – BẠC ĐẠN KIM
Vòng bi kim – bạc đạn kim bao gồm nhiều con lăn hình trụ nhỏ với chiều dài gấp 3 đến 10 lần đường kính của chúng. Do đó, tỉ lệ giữa đường kính ngoài của ổ với đường kính đường tròn nội tiếp rất nhỉ và chúng chịu được tải trọng hướng kính rất lớn.
Có nhiều loại khác nhau và nhiều loại trong số đó không có vòng trong. Loại hình chén (drawn-cup) có vòng ngoài bằng thép dập, còn loại liền khối có vòng ngoài gia công bằng máy. Có cả những thiết kế chỉ có tổ hợp con lăn và vòng cách, mà không có vòng trong/ngoài. Hầu hết ổ này đều có vòng cách bằng thép dập, nhưng cũng có thiết kế không có vòng cách.
8. VÒNG BI CÔN – BẠC ĐẠN CÔN
Ký hiệu quốc tế của vòng bi côn – bạc đạn côn hệ mét thường có 5 chữ số, được bắt đầu từ số 3.
Ví dụ: 32005, 32218
Loại vòng bi này sử dụng con lăn côn lăn quanh các mặt dẫn côn trên vòng trong và vòng ngoài. Những ổ này có khả năng chịu tải trọng hướng kính và hướng trục (trên một hướng) rất cao. NSK sản xuất nhóm vòng bi côn đặc biệt, có ký hiệu bắt đầu bằng HR, có các con lăn côn có kích cỡ và số lượng cao hơn, do đó có khả năng chịu được tải trọng cao hơn các vòng bi tiêu chuẩn.
Chúng thường được lắp thành đôi tương tự như vòng bi cầu đỡ chặn. Trong trường hợp này, có thể đạt được độ hở trong thích hợp bằng cách điều chỉnh khoảng cách hướng trục giữa vòng trong, hoặc vòng ngoài của hai ổ bi đối nhau. Do kết cấu của mình, vòng trong và vòng ngoài của vòng bi côn – bạc đạn côn có thể lắp riêng biệt.
Tuỳ thuộc vào góc tiếp xúc, vòng bi côn được phân chia thành 3 loại: góc thường, góc vừa và gốc sâu. Ngoài ra còn có ổ đũa côn 4 dãy và 2 dãy. Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng phổ biến.
Vòng bi côn thông dụng, có thể được sản xuất theo các kích thước tiêu chuẩn hoá thuộc hệ mét, hoặc hệ inch.
9.    VÒNG BI TANG TRỐNG – BẠC ĐẠN TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của Vòng bi tang trống – bạc đạn tang trống  loại này thường có 5 chữ số chính, bắt đầu từ số 2.
Ví dụ: 22218, 22326, 23048.
Vòng bi tang trống – bạc đạn tang trống  Những vòng bi loại này có 2 dãy con lăn dạng tang trống ở giữa vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có một mặt lăn hình cẩu. Vì tâm của bề mặt cầu trên vòng ngoài trùng với trục của ổ nên chúng có khả năng tự lựa tương tự như vòng bi cầu tự lựa tự chỉnh.
Vòng bi tang trống được đặc trưng bởi khả năng chịu tải hướng kính rất lớn, đồng thời còn có thể chịu được tải hướng trục trên cả hai hướng. Cộng thêm khả năng tự lựa tốt, chúng là sự lựa chọn thường xuyên của các ứng dụng có tải trọng rất cao trong các thiết bị lớn.
Vòng bi loại này có thể có lỗ côn và có thể được lắp trực tiếp lên trục hình côn hoặc trục hình trụ sử dụng măng xông (ống lót) côn.
Vòng cách thường được gia công đồng nguyên khối, đúc từ polyamít, hoặc làm từ thép dập.
10.    VÒNG BI CHẶN TRỤC MỘT HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC MỘT HƯỚNG
Vòng bi chặn trục một hướng – Bac dan  chặn trục một hướng:  Vòng bi chặn trục có kết cấu bao gồm vòng trên, vòng dưới và cụm con lăn-vòng cách đặt ở chính giữa. Vòng trên thường được lắp ghép chặt với trục, và có vai trục tựa lên để truyền lực dọc trục từ trục qua ổ. Vòng dưới thường được lắp ghép chặt với thân ổ và tựa vào vai ổ để truyền lực dọc lên thân máy.
11.    VÒNG BI CHẶN HAI HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN HAI HƯỚNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ số 5.
Ví dụ: 52215, 52316, 54325.
Vòng bi trục hai hướng có 3 vòng đỡ, trong đó vòng ở giữa (vòng trung tâm) được gắn cố định vào trục, 2 vòng còn lại lắp ghép với thân ổ.
Để tăng khả năng tự lựa (chịu sự lệch tâm trục do sai số lắp ráp) một số vòng bi chặn trục được chế tạo với đế dưới có mặt cầu, được lắp cùng 1 vòng đế khác.
Người ta thường sử dụng vòng cách làm bằng thép dập trong các ổ bi nhỏ hơn và vòng cách đồng gia công liền khối cho các vòng bi lớn hơn.
12.    VÒNG BI CHẶN TRỤC – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC, VÒNG BI –BẠC ĐẠN TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ 2 số 29.
Ví dụ: 29415,  29324.
Những vòng bi này có mặt lăn hình cầu ở vòng trên và vòng dưới, có con lăn hình tang trống được lắp với một góc nghiêng 45 độ. Vì mặt lăn là mặt cầu nên những ổ bi này có khả năng tự lựa. Chúng có thể chịu tải trọng hướng trục rất lớn và có khả năng chịu tải hướng kính vừa phải. Người ta thường sử dụng vòng cách gia công bằng đồng liền khối hoặc bằng thép dập.

Các nguyên nhân làm hư hỏng vòng bi

Những nguyên nhân gây hư hỏng vòng bi công nghiệp.

Nguyên nhân gây hư hỏng vòng bi công nghiệp thường bắt nguồn từ 4 yếu tố chính sau:

  • Bôi trơn không đúng cách.

Có một số chủng loại vòng bi công nghiệp có phớt che và tích hợp cơ chế tự bôi trơn để luôn vận hành ổn định mà không cần bảo trì. Trong khi đó 36% các trường hợp vòng bi bị hỏng xuất phát từ nguyên nhân sử dụng chất bôi trơn không đúng loại và với lượng không phù hợp.

Khi chất dầu mỡ bôi trơn được tra thêm không đúng loại ban đầu, thì trong quá trình vận hành máy, hai loại dầu mỡ ấy sẽ có những phản ứng với nhau để tạo ra những cặn kết dính. Những cặn này tích tụ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất làm việc của vòng bi.

Ngoài ra khi sử dụng lượng dầu mỡ bôi trơn vượt quá mức cần thiết sẽ làm giảm đi hiệu quả làm mát, khiến cho vòng bi công nghiệp hoạt động nhanh bị nóng, gây tiêu hao nguyên liệu. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm cho máy móc thiết bị không thể hoạt động đúng như công suất thiết kế.

  • Vòng bi hoạt động quá tải.

Việc máy móc thiết bị thường xuyên chạy quá tải, không được bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân gây ra 34% các trường hợp vòng bi bị hư hại. Trên thực tế khi máy móc chạy quá tải thì kéo theo vòng bi cũng phải hoạt động quá tải. Khi tình trạng quá tải diễn ra thường xuyên thì vòng bi công nghiệp bị hư hại và nhanh hỏng là lẽ tất nhiên.

  • Lắp đặt vòng bi không đúng cách.

Việc lắp đặt vòng bi công nghiệp không đúng cách, khi sử dụng lực quá mạnh và sử dụng những dụng cụ lắp đặt không phù hợp là nguyên nhân gây ra 16% trường hợp vòng bi bị hư hỏng.

  • Sự nhiễm bẩn vòng bi.

Thoạt đầu khi nghe những yếu tố bụi bẩn là nguyên nhân gây hư hỏng vòng bi thì nhiều người khó mà có thể tin nổi, nhưng thực tế đã chứng minh rằng có tới 14% trường hợp vòng bi bị hư hỏng vì không được che chắn cẩn thận. Bụi bẩn bám dính vào chất bôi trơn ảnh hưởng đến hiệu quả bôi trơn, làm cho vòng bi công nghiệp không thể làm việc tốt và lâu dần bị hư hỏng.

Cách lắp đặt và tháo dỡ vòng bi

Cách lắp đặt và tháo dỡ vòng bi

– Giữ cho vòng bi và  môi trường xung quanh nó sạch sẽ .

–  Cẩn thận khi sử dụng, tránh va đập mạnh vào vòng bi  để tránh tạo ra những vết nứt,vết hằn,  vỡ, v.v.

– Sử dụng các công cụ vận chuyển,lắp đặt,tháo dỡ phù hợp .

–  Chú ý đến việc chống han cho vòng bi, tránh sử dụng vòng bi ở môi trường ẩm ướt và đeo găng tay khi tiếp xúc vòng bi.

–  Người dùng cần phải hiểu rõ kết cấu của vòng bi .

–  Nên xây  dựng quy trình sử dụng vòng bi .

– Việc lắp đặt vòng bi nên được thực hiện trong phòng khô ráo,không bụi,nên tránh xa những nơi gia công kim loại hoặc thiết bị có thể gây ra mảnh vụn kim loại và bụi,khi đã chuẩn bị sẵn sàng thì mới mở bao bì chống han vòng bi .

–  Dầu chống gỉ bôi trên vòng bi có tác dụng bôi trơn nhất định,đối với cách sử dụng vòng bi thông thường có thể sử dụng trực tiếp không cần rửa,đối với vòng bi dùng cho dụng cụ hoặc vòng bi tốc độ cao nên rửa sạch dầu chống gỉ rồi bôi chất bôi trơn thích hợp mới tiến hành sử dụng,đối với vòng bi bôi dầu mỡ  được bao kín có thể sử dụng trực tiếp .

–  Nên sử dụng các công cụ bằng gỗ hoặc sản phẩm kim loại nhẹ để lắp đặt đồng thời duy trì vệ sinh sạch sẽ .

–  Làm sạch  trục và vòng ngoài,đảm bảo không có vết trầy xước từ máy móc gia công để lại,nếu có dùng đá dầu hoặc  giấy nhám loại bỏ đi. Đảm bảo vòng ngoài tuyệt đối không có các hạt hay cặn của chất mài mòn .

–  Kiểm tra chất lượng gia công,hình dạng,kích thước trục và vòng ngoài xem có khớp với bản vẽ không.Kiểm tra ở một vài điểm như đường kính trục và đường kính vòng ngoài .

–  Kiểm tra cẩn thận độ tròn của vòng bi và vỏ ngoài và độ thẳng đứng của vai trục để làm cho vòng bi dễ lắp ráp và giảm tác động, trước khi lắp đặt kiểm tra dầu cơ học  bao phủ mặt tiếp xúc giữa trục và vỏ ngoài bi .

Vòng bi chặn/Vòng bi tỳ hoạt động như thế nào?

 

Vòng bi chặn hay còn gọi là vòng bi tỳ có kết cấu bao gồm vòng trên,vòng dưới và cụm con lăn – vòng cách đặt chính giữa.Vòng trên thường được lắp ghép chặt với trục và có vai trục tựa lên để truyền lực dọc trục từ trục qua ổ.Vòng dưới thường được lắp ghép chặt với thân ổ và tựa vào vai ổ để truyền lực dọc trục lên thân máy.

 

Vòng bi cầu chặn trục 1 hướng bao gồm một vòng ngoài, một vòng trong, hệ thống con lăn và vòng cách. Đúng theo ý nghĩa tên gọi, ổ bi chặn một hướng chỉ chịu được tải dọc trục theo một hướng và do đó chỉ định vị dọc trục theo một hướng. Ổ bi chặn không thể chịu được bất kỳ tải trọng hướng kính nào.

Vòng bi cầu chặn trục 2 hướng có cấu tạo bao gồm hai vòng cách cùng các phần tử lăn nằm giữa hai vòng ngoài và một vòng trong. Vòng trong có rãnh ở cả hai mặt còn vòng ngoài chỉ có rãnh trên một mặt. Các vòng bi – bạc đạn loại này chịu được lực hướng trục theo cả hai hướng và không chịu được lực hướng kính.

Vòng bi cầu chặn trục với vòng cách thường được làm bằng thép dập cho vòng bi chặn nhỏ và bằng đồng thau đúc nguyên khối cho vòng bi cầu chặn lớn. Các vòng bi được sản xuất đảm bảo độ chính xác khi hoạt động bình thường, ở vị trí đòi hỏi khắt khe hơn về độ chính xác, hoặc vị trí đòi hỏi tốc độ quay cao hơn, vòng bi với độ chính xác cao hơn được sử dụng.

Các mã vòng bi cầu chặn trục thông dụng: 511xx, 512xx, 513xx, 514xx, 522xx, 523xx, 532xx, 533xx, 534xx ….

Nếu cần được tư vấn về kỹ thuật hoặc đặt hàng có thể liên hệ trực tiếp tại:

Website: Zwz.com.vn – Email: info@hunganhzwz.com.vn
Hotline: 0906.118.319 – 0906.235.099